Sơ đồ chân:
IC đếm thập phân 4017 có 10 ngõ ra ở mức cao.
Bộ đếm thập phân là gì?
IC 4017 có 10 ngõ ra ở mức cao liên tục nhau như hình dưới đây:
Chỉ có một ngõ ra được kích mức cao tại một thời điểm.
Bạn có thể thấy được ra ngõ ra ÷10 output sẽ mức cao cho lượt đếm 0 > 4 và ở mức thấp khi đếm 5 > 9.
IC này rất hữu dụng khi bạn tạo những ứng dụng liên quan đến Timer, khi bạn đã quen dùng nó, bạn sẽ nghĩ được khá nhiều ứng dụng hay đó.
Cùng khám phá IC 4017:
Đây là 1 mạch thí nghiệm để chạy 4017
Khi lắp ráp mạch chạy thực tế, bạn nên lắp từng phần, sau khi chạy thử phần đó đã chạy tốt rồi thì mới nên lắp phần tiếp theo.
Như ở đây, mình lắp mạch tạo xung clock trước, và để đơn giản mình dùng IC 4093 có cổng NAND (Xem datasheet 4093). Đây là mạch sau khi đã gắn trên Bread board, nếu bạn chưa biết dùng Bread – board thì hãy xem bài viết này: Hướng dẫn sử dụng Bread-board.
Tiếp theo bạn hãy thêm IC 4017 vào, chân tạo xung Clock từ IC 4093 sẽ nối vào Clock input của 4017. Thông thường thì chân RESET và ENABLE được nối đất. Đừng quên cấp nguồn cho 2 IC nhé.
Bây giờ bạn thử gắn output 0 ra 1 LED nối tiếp với 1 con trở 680 ohm.
Tiếp đến bạn gắn thêm trở và LED vào output 1 và 2. Đừng tháo nguồn cung cấp ra nhé, như vậy bạn mới thấy được là LED sẽ sáng ở mối nối mới khi đến lượt mức cao của nó.
Nối thêm cho đủ 10 output, nếu Bread-board không đủ thì có thể gắn thêm, bạn để ý ở chiều rộng Bread-board có 2 cái khấc để kết nối nhiều Bread-board.
Bạn có thể tham khảo cách sắp xếp linh kiện ở hình dưới đây.
Điều chỉnh bộ đếm:
Bây giờ thay đổi mạch 1 chút, 2 chân RESET và ENABLE nối xuống đất qua trở 10k ohm. Ban đầu, trạng thái của mạch không thay đổi. Bạn hãy tạo 2 dây nối rời ở 2 chân đó ra ngoài rồi tiếp tục làm theo hướng dẫn.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nối chân RESET vào +9V? IC sẽ quay lại đếm từ 0 và LED ở output 0 sẽ sáng. Mặc dù xung CLOCK vẫn kích nhưng mạch đếm của bạn sẽ dừng lại.
Thử nối chân RESET vào output 5 (chân 1) của 4017. Mạch đến sẽ bắt đầu lại nhưng không phải tất cả các output được kích. Các LED của các output 0 đến 4 sẽ chạy như trước. Và bạn sẽ không thấy điều gì xảy ra tại output 5, bởi vì khi mức cao xuất hiện ở output 5 thì lập tức chân RESET được kích hoạt, và mạch sẽ chạy lại từ 0.
Như vậy bạn có thể rút ngắn bộ đếm theo ý muốn của mình.
Bây giờ hãy rút chân RESET ra, đặt lại như cũ, để mạch đếm chạy như lúc đầu. Và hãy xem nào, đều gì sẽ xảy ra khi bạn nối chân ENABLE lên +9V? Bộ đếm sẽ dừng lại, nhưng mà LED cuối cùng vẫn sáng. Mạch đếm sẽ dừng lại bất cứ khi nào chân ENABLE ở mức cao.
Bạn gắn chân ENABLE vào output 7 (chân 6) của 4017. Mạch đếm sẽ chạy và dừng lại khi đến 7. Bây giờ bạn thử gắn chân RESET vào +9V. IC 4017 sẽ trở về 0 và bắt đầu đếm lên, dừng lại lần nữa khi đếm 7.
Đếm liên tục theo quy định trước:
Bạn có thể dùng 4017 để điều khiển những sự kiện liên tục xảy ra, ví dụ như đèn giao thông.
VD bạn làm mạch điện có 3 đèn tín hiệu và sẽ sáng theo quy định:
Đây là mạch nguyên lý:
Các Diode 1N4148 dùng để tạo cổng OR.
Chú ý:
Bạn nên đọc Datasheet của 4017 sau khi đọc xong Tut này. Như vậy bạn sẽ nắm rõ và hiểu nhanh hơn datasheet đó
Theo blogthongtin.info